Tùy thuộc vào nhu cầu vay của khách hàng, ngân hàng yêu cầu các tài sản thẩm định (nếu nhu cầu khách hàng muốn cấp hạn mức tín dụng cao thì sẽ thế chấp tài sản đảm bảo lớn và ngược lại)
1. Tài sản đảm bảo là gì?
Theo khoản 7, điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/12/2006 về giao dịch đảm bảo quy định: “Tài sản đảm bảo là tài sản mà bên đảm bảo dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận đảm bảo”.
Cũng theo điều 4 của Nghị định 163: “tài sản đảm bảo có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch”. Và để làm rõ hơn, điều 2 Nghị định 11/2012/NĐ-CP giải thích tài sản hình thành trong tương lai như sau:
“Tài sản hình thành trong tương lai gồm:
- Tài sản được hình thành từ vốn vay;
- Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;
- Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật. Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.
Tài sản đảm bảo bao gồm:
- Vật hiện hữu như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu, hàng hóa…
- Giấy tờ có giá như: Hợp đồng mua bán, sổ tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu, và các giấy tờ khác có thể quy đổi hoặc trị giá bằng tiền.
- Quyền sở hữu hay sử dụng tài sản như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất (Sổ đỏ, sổ hồng) quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền góp vốn kinh doanh, quyền khai thác tài nguyên, và các quyền tài sản khác…
2. Mục đích thẩm định tài sản đảm bảo:
Xác định được giá trị thị trường tại thời điểm vay vốn của tài sản thẩm định.
Xác định pháp lý tài sản
- Đối với bất động sản: Diện tích, hình dạng thửa đất (Sổ đỏ, Sổ hồng) có đúng với thực tế không
- Đối với động sản: Phương tiện vận tải (đăng kí, đăng kiểm), Máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất (hợp đồng, hóa đơn, tờ khai hải quan)…
Phân tích, đánh giá chuyên sâu về yếu tố môi trường sống, môi trường kinh doanh của tài sản thẩm định
Đưa ra các phương pháp thẩm định giá phù hợp với từng loại tài sản giúp khách hàng và ngân hàng nhìn nhận đúng hơn về giá trị tài sản thẩm định
Phương pháp định giá này sẽ đảm bảo kết quả đưa ra sát với giá của thị trường, thỏa mãn yêu cầu khách hàng và tránh được rủi ro an toàn cho ngân hàng.
3. Quy trình thẩm định tài sản đảm bảo để cho vay vốn ngân hàng
Chứng thư và báo cáo kết quả thẩm định giá đối với bất động sản thường trả trong vòng 2-3 ngày, đối với phương tiện vận tải (xe ô tô, tàu…) khoảng 2 ngày, đối với Máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất thì tùy vào độ phức tạp của tài sản (thường là 5-7 ngày làm việc). Dưới dây là quy trình thẩm định giá để các bạn tham khảo:
Bước 1: Văn phòng tiếp nhận hồ sơ Thẩm định giá từ khách hàng và chuyển cho bên nghiệp vụ để tiến hành thực hiện hồ sơ Thẩm định giá.
Bước 2: Bộ phận nghiệp vụ tiến hành khảo sát tài sản theo các bước có sẵn.
Bước 3: Thực hiện thẩm định giá
Khảo sát thực tế đối với Bất động sản: Kích thước thửa đất, công trình xây dựng trên đất, xác định vị trí tài sản tọa lạc, chiều dài đường ngõ, môi trường kinh doanh, môi trường sống…Tham khảo các giao dịch thực tế của khu vực xung quanh và phân tích thêm ngân hàng dữ liệu của công ty.
Đối với động sản:
- Phương tiện vận tải đối với xe: kiểm tra đăng kí, đăng kiểm, số khung, số máy, vỏ thân xe, nội thất xe
- Tàu: về thân vỏ, thành lan can can, khoang lái, phòng ngủ, khoang máy, hệ thống cứu hỏa, máy phát điện, hệ thống bơm hút, hầm hàng, cầu thang lên xuống và các cọc bích. Lưu ý xem tàu đã được qua tân trang, sửa chữa hay chưa, có được bảo dưỡng thường xuyên không. Kiểm tra ngoại quan và tính đầy đủ của máy móc thiết bị
- Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất: Hệ thống điều khiển, ngoại quan tổng thể, các tính năng hoạt động của máy
Tham khảo các thông tin mua bán thực tế, các phương tiện truyền thông, thông tin trên internet: Các website về chuyên môn lĩnh vực tài sản,…
Hội ý chuyên gia: Đối với từng tài sản công ty thẩm định sẽ hội ý phân tích chuyên sâu thị trường và tài sản đưa để đưa ra phương pháp thẩm định để xác định giá trị tài sản.
Cuối cùng là lập báo cáo thẩm định giá theo pháp luật Việt Nam và cơ sở thẩm định giá theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
Bước 4: Ban kiểm soát
Kiểm tra lại toàn bộ thông tin pháp lý, thông tin khách hàng, mục đích thẩm định, phương pháp thẩm định, thông tin tài sản thẩm định và giá trị thẩm định cuối cùng để phát hành báo cáo thẩm định.
Sau khi đã thống nhất mức giá để phát hành chứng thư thẩm định, bộ phận kiểm soát sẽ báo lại cho bộ phận thẩm định về tình trạng hồ sơ đã đạt yêu cầu hay cần bổ sung.
Bước 5: Trình ban lãnh đạo
Sau khi đã có giá trị cuối cùng được kiểm soát hồ sơ được trình lên ban Giám đốc phê duyệt.
Bộ phận kinh doanh sẽ báo lại giá trị thẩm định cho khách hàng.
Bước 6: Phát hành hồ sơ thẩm định:
Bộ phận in ấn công ty làm các thủ tục in chứng thư và báo cáo thẩm định, scan file chứng thư báo cáo thẩm định gửi cho khách hàng và chuyển khách hàng bản gốc theo đường chuyển phát nhanh hoặc giao tận nơi cho khách hàng. Thực hiện lưu trữ tài liệu.
Bước 7: Hoàn thành thẩm định
Hiện nay thẩm định giá tài sản bao gồm: Các doanh nghiệp thẩm định giá độc lập, và AMC của các tổ chức tín dụng.
Đối với mỗi công ty thẩm định độc lập sẽ có những bảng phí áp dụng riêng cho từng tài sản. Toàn bộ quy trình thẩm định tài sản đơn giản, nhanh chóng và chính xác đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
VVI tự hào là đơn vị liên kết với các tổ chức tín dụng lớn tại Việt Nam để thẩm định tài sản cho mục đích vay vốn.
------
Mọi thông tin về trao đổi chuyên môn, giải đáp thắc mắc, hợp tác, vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ GIÁM ĐỊNH VIỆT NAM
Số 110 Tô Vĩnh Diện, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Hotline: 024 3225 2517
Email: vanphong@thamdinhgiavvi.vn