THẨM ĐỊNH GIÁ VVI

THẨM ĐỊNH GIÁ VVI

Giá trị cho niềm tin bền vững

Thẩm định giá máy móc thiết bị bằng phương pháp chi phí

Phương pháp chi phí là ph­ương pháp thẩm định giá máy móc thiết bị dựa trên cơ sở so sánh giá trị của tài sản cần thẩm định giá với chi phí chế tạo tài sản có tính hữu ích tương đương với tài sản cần thẩm định giá.

Phương pháp này được xây dựng dựa trên 2 cơ sở chính: Giá trị thị trường và giá trị phi thị trường (khi sử dụng phương pháp giá trị khấu hao). Để áp dụng phương pháp này chúng ta dựa trên 2 nguyên tắc chính, bao gồm:

  • Nguyên tắc thay thế
  • Nguyên tắc đóng góp

Thẩm định viên sẽ áp dụng phương pháp này để thẩm định giá máy móc thiết bị trong các trường hợp sau:

  • Thẩm định giá cho các tài sản chuyên dùng.
  • Thẩm định giá cho mục đích bảo hiểm
  • Máy móc, thiết bị đặc biệt;
  • Thường được sử dụng như là phương pháp kiểm tra đối với các phương pháp thẩm định giá khác.

1. Phương pháp xác định chi phí của tài sản thẩm định giá:

a, Chi phí tái tạo:

Là chi phí hiện hành phát sinh của việc chế tạo được một máy móc thay thế giống hệt như máy móc chúng ta cần thẩm định, bao gồm cả những điểm lỗi thời của máy móc mục tiêu đó.

b, Chi phí thay thế:

Là chi phí hiện hành phát sinh của việc sản xuất ra một máy móc có giá trị sử dụng tương đương với máy móc mục tiêu cần thẩm định theo đúng những tiêu chuẩn, thiết kế và cấu tạo hiện hành.

2. Phân loại chi phí trong thẩm định giá máy móc thiết bị:

Căn cứ vào các tiêu chuẩn khác nhau, chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể được phân ra làm nhiều loại khác nhau.

a. Phân loại theo yếu tố chi phí sản xuất:

  • Nguyên vật liệu chính mua ngoài.
  • Vật liệu phụ mua ngoài.
  • Nhiên liệu mua ngoài.
  • Năng lượng mua ngoài.
  • Tiền lương.
  • Các khoản trích nộp theo quy định của Nhà nước.
  • Khấu hao TSCĐ.
  • Các chi phí khác bằng tiền.

b. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục tính giá thành:

Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm những khoản mục sau đây:

  • Nguyên vật liệu chính.
  • Vật liệu phụ.
  • Nhiên liệu.
  • Năng lượng.
  • Tiền lương công nhân sản xuất.
  • Bảo hiểm xã hội của công nhân sản xuất.
  • Chi phí sản xuất chung.
  • Các khoản thiệt hại trong sản xuất.

3. Cộng tất cả các khoản mục trên là giá thành sản xuất sản phẩm hay dịch vụ.

  • Chi phí bán hàng (hay chi phí lưu thông):
    • Chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm.
    • Chi phí tiếp thị.
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp:

4. Các bư­ớc tiếp cận

Bước 1: Đánh giá toàn diện về tình trạng máy móc thiết bị cần thẩm định.

Bước 2: Ư­ớc tính các chi phí hiện tại để chế tạo máy móc thiết bị mới hoặc tương tự

Bước 3: Ước tính tổng số tiền khấu hao tích lũy của máy móc thiết bị cần thẩm định (kể cả hao mòn vô hình).

Bước 4: Ước tính kết quả thẩm định giá bằng cách lấy tổng chi phí hiện tại để chế tạo trừ đi (-) khấu hao tích luỹ tích lũy.

5. Điều kiện yêu cầu và hạn chế của ph­ương pháp chi phí.

  • Hạn chế của ph­ương pháp chi phí: Việc ­ước tính chi phí chế tạo và khấu hao tích lũy khá khó thực hiện và tùy thuộc vào ng­ười thực hiện. Là ph­ương pháp kiểm tra đối với các ph­ương pháp TĐG khác.
  • Điều kiện yêu cầu:
    • Ng­ười thực hiện phải có đủ hiểu biết về kỹ thuật và kinh nghiệm;
    • Nắm đ­ược các vấn đề liên quan đến tuổi đời kinh tế, tuổi đời còn lại, hao mòn của máy móc, thiết bị (hao mòn hữu hình-hao mòn vật chất, hao mòn vô hình-hao mòn chức năng, hao mòn kinh tế,...);
    • Am hiểu về nguyên lý hoạt động, cách thức chế tạo, nguyên vật liệu, sản xuất, chế tạo ra máy móc thiết bị đó.

Ngoài phương pháp chi phí, chúng ta có thể thẩm định giá bằng 2 phương pháp khác, như:

  • Phương pháp so sánh trực tiếp
  • Phương pháp thu nhập và đầu tư

Để biết thêm chi tiết

Download hồ sơ năng lực tại đây

© Coppyright 2020 VVI - All right reserved
ĐẶT PHÒNG NHANH x
0.04845 sec| 2095.789 kb