Một số cách định giá cổ phiếu và các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
1. Giá cổ phiếu là gì?
- Pháp luật Việt Nam hiện hành định nghĩa cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
- Theo đó, giá cổ phiếu được hiểu số tiền bạn phải trả để sở hữu một cổ phiếu. Mức giá này không cố định mà sẽ dao động phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường giữa người bán và người mua.
2. Tại sao lại phải định giá cổ phiếu?
- Với các doanh nghiệp, định giá cổ phiếu là một trong những bước quan trọng của công ty cổ phần khi muốn chào bán cổ phiếu, huy động vốn và tăng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường.
- Với các Nhà đầu tư, định giá cổ phiếu giúp người đầu tư biết được loại cổ phiếu nào đáng mua và có khả năng sinh lợi lớn nhất. Một cách dễ hiểu đó là đánh giá xem cổ phiếu đó đáng giá bao nhiêu tiền. Sau đó, ta sẽ tiến hành mua vào cổ phiếu nếu giá cổ phiếu thấp hơn so với giá trị ta định giá. Hoặc bán ra cổ phiếu (nếu như Nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu đó) nếu giá cổ phiếu hiện đã cao hơn so với định giá để thu lại lợi nhuận.
3. Các phương pháp định giá cổ phiếu
- Mục đích của việc định giá cổ phiếu là xác định giá trị thực của cổ phiếu trong một thời điểm nhất định, nhằm xác định tiềm năng cổ phiếu và đưa ra những quyết định đầu tư liên quan. Có rất nhiều cách định giá cổ phiếu. Dưới đây là 03 cách định giá phổ biến nhất.
- Tuy nhiên, Nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng, không có công thức hay phương pháp định giá nào chính xác tuyệt đối để thẩm định giá cho tất cả các cổ phiếu. Bởi mỗi loại hình doanh nghiệp, mỗi chu kỳ kinh doanh, mỗi điều kiện vĩ mô, định hướng tương lai, nội lực doanh nghiệp, năng lực nhà đầu tư lại cho một giá trị khác nhau. Lúc này, tham khảo các chuyên gia chứng khoán sẽ là điều nên làm.
- 3.1. Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E
- Cổ phiếu được định giá theo phương pháp P/E hay chính là dựa vào chỉ số P/E. Theo đó, Chỉ số P/E thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) so với thu nhập của một cổ phần (EPS). Hay nói cách khác để có được 1 đồng thu nhập từ cổ phiếu, nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền. Như vậy, chỉ số P/E cao tức là cổ phiếu đang được định giá cao và ngược lại.
- 3.2. Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B
- Đúng như tên gọi, phương pháp định giá cổ phiếu này sẽ dựa vào chỉ số P/B. Tỷ số P/B được dùng để so sánh giữa giá của một cổ phiếu (Price) với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó (Book value ratio). Tương tự như chỉ số P/E, chỉ số P/B càng thấp tức là cổ phiếu đó đang được định giá thấp và ngược lại.
- 3.3. Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/S
- Phương pháp cuối cùng, định giá cổ phiếu theo chỉ số P/S, là chỉ số đo lường giá cổ phiếu trên doanh thu mỗi cổ phần (Price/Sales per Share). Và cũng giống như 2 chỉ số đề cập bên trên, chỉ số P/S và cổ phiếu được định giá sẽ tỉ lệ thuận với nhau.
- Ngoài ra còn có một số phương pháp định giá phổ biến khác như: Định giá cổ phiếu dựa vào chỉ số đánh giá doanh nghiệp ROA, ROE; Định giá cổ phiếu theo phương pháp cổ tức; Định giá cổ phiếu theo công thức Benjamin Graham,...
- Mỗi phương pháp định giá sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau và với từng ngành, từng loại doanh nghiệp thì cũng sẽ chỉ phù hợp với một vài phương pháp định giá.
4. Có 05 yếu tố chính chính tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến tất cả các cổ phiếu trên thị trường cụ thể:
- Sự phát triển của nền kinh tế: Giá cổ phiếu bị chi phối lớn bởi nền kinh tế thế giới và đặc biệt của nền kinh tế quốc gia. Giá cổ phiếu có xu hướng tỉ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế, tức là giá cổ phiếu tăng khi nền kinh tế phát triển và giá giảm khi kinh tế đi xuống.
- Tình hình chính trị: Tình hình chính trị cũng có tính quyết định đến giá của cổ phiếu bởi khi xuất hiện sự bất ổn về chính trị, NĐT không đủ tự tin để tiếp tục đầu tư nên giá cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm.
- Quy luật cung cầu của thị trường: Bất kỳ thị trường hàng hóa nào cũng bị chi phối bởi quy luật cung cầu. Thị trường chứng khoán cũng vậy, thông thường khi một cổ phiếu được nhiều người mua giá cổ phiếu đó sẽ có xu hướng tăng lên và ngược lại.
- Báo cáo tài chính của công ty: Nếu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thể hiện rằng công ty đang phát triển tốt với doanh thu và tốc độ tăng trưởng cao, có khả năng tiếp tục tăng trong tương lai giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên nhanh chóng. Ngược lại, một công ty có tình hình kinh doanh đi xuống, giá cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm.
- Tâm lý NĐT: Thị trường chứng khoán là thị trường nhạy cảm, chỉ một thông tin gây nhiễu xuất hiện cũng có thể làm thị trường dao động dữ dội. Khi này, NĐT cần có tâm lý vững vàng để lọc được những thông tin chính xác và đưa ra quyết định đầu tư khi đã có những tính toán kỹ lưỡng.
Nguồn: Tổng Hợp
-------------------
QUÝ KHÁCH HÀNG CÓ NHU CẦU THẨM ĐỊNH GIÁ VUI LÒNG LIÊN HỆ:
Công ty Cổ phần Thẩm định giá và Giám định Việt Nam (VVI)
- Địa chỉ: Số 110 Tô Vĩnh Diện, P.Khương Trung, Q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội
-
Email: vanphong@thamdinhgiavvi.vn
-
Điện thoại: 02432252517 - 0962737873
- Hồ sơ năng lực: TẠI ĐÂY