THẨM ĐỊNH GIÁ VVI

THẨM ĐỊNH GIÁ VVI

Giá trị cho niềm tin bền vững

Kiến thức ngành
Chuyển đất trong hoa màu sang đất ở Làm rõ một số nội dung trong tiêu chuẩn thẩm định giá liên quan đến mua sắm tài sản công Đất 50 năm là gì? Đất 50 năm hết thời hạn có bị thu hồi không? Quy định chuyển mục đích sử dụng đất? Hồ sơ chuẩn bị khi chuyển mục đích sử dụng đất? Hướng dẫn cách kiểm tra nhà đất có thế chấp ngân hàng hay không? Dự án đầu tư là gì? Xác định giá trị dự án đầu tư Thẩm định giá doanh nghiệp theo cách tiếp cận từ thu nhập 2021 Các tiêu chuẩn, kiểm soát và quản lý trong hoạt động thẩm định giá Một số cách định giá cổ phiếu và các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu Doanh nghiệp là gì? Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp. Thẩm định giá dự án điện mặt trời Tài liệu đề thi thẻ Thẩm định viên về giá Chứng thư Thẩm định giá 8 nguyên tắc trong Thẩm định giá Bất động sản Chương trình chuyên ngành Thẩm định giá bằng tiếng anh tại trường Kinh tế Quốc dân Những điều cần biết về xác định giá trị doanh nghiệp Thẩm định giá bất động sản bằng phương pháp chi phí Phương pháp so sánh trong thẩm định giá tài sản Thầm định giá tài sản vô hình một cách chính xác và hiệu quả nhất Tầm quan trọng của Thẩm định giá tài sản Mục đích Thẩm định giá Tài sản Thẩm định giá phương tiện vận tải đã qua sử dụng Hành trang nghề Thẩm định giá cho những ai học trái nghành Thẩm định giá máy móc thiết bị bằng phương pháp thu nhập hay đầu tư Thẩm định giá máy móc thiết bị bằng phương pháp so sánh trực tiếp

Thẩm định giá bất động sản bằng phương pháp chi phí

Phương pháp chi phí là phương pháp định giá dựa trên cơ sở chi phí hiện tại để tạo ra một bất động sản tương tự với bất động sản cần thẩm định giá trừ đi hao mòn của tài sản cần định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần định giá.

Thẩm định giá bất động sản bằng phương pháp chi phí

Phương pháp chi phí là phương pháp định giá dựa trên cơ sở chi phí hiện tại để tạo ra một bất động sản tương tự với bất động sản cần thẩm định giá trừ đi hao mòn của tài sản cần định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần định giá.

Phương pháp chi phí dựa trên giả định các hàng hoá có tính thay thế lẫn nhau. Chính vì thế, giá trị tài sản cần định giá có thể được đo bằng chi phí làm ra một tài sản tương tự. Lập luận trong phương pháp này cho rằng một người mua có đầy đủ thông tin sẽ không bao giờ trả giá cho một tài sản lớn hơn so với chi phí bỏ ra để  làm ra (tạo ra) một tài sản tương tự.

Các trường hợp áp dụng phương pháp chi phí

  • Phương pháp chi phí thường được ứng dụng để định giá trong các trường hợp sau:
  • Định giá các bất động sản có mục đích sử dụng riêng biệt, ít có trao đổi trên thị trường như: bệnh viện, trường học, nhà thờ, thư viện, nhà máy điện, nhà máy hoá chất, cơ sở lọc dầu.
  • Định giá cho mục đích bảo hiểm
  • Định giá đất để tham gia đấu thầu các dự án, giải toả, đền bù đất...

Các bước thực hiện phương pháp chi phí trong thẩm định giá bất động sản

Căn cứ thực hiện phương pháp chi phí bao gồm: chi phí tại để tạo ra bất động sản tương tự với bất động sản cần định giá, tại thời điểm định giá, khấu hao tích lũy đối với bất động sản cần định giá. Khi tiến hành định giá theo phương pháp chi phí, cần thiết phải tham khảo thêm các qui định về trích khấu hao và Quy chế tính giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ.

Các bước tiến hành thẩm định giá bất động sản theo phương pháp chi phí bao gồm:

Bước 1: Ước tính giá trị thị trường đất. Để ước tính giá trị thị trường đất của bất động sản định giá viên phải:  Giả định đó là đất trống (chưa có công trình xây dựng) và được sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất.

Bước 2: Ước tính giá trị xây dựng mới của công trình có tính hữu ích tương đương với công trình cần định giá. Việc ước tính giá trị xây dựng mới phải tuân thủ quy định của nhà nước và so sánh với mặt bằng giá thị trường (nguyên, nhiên vật liệu, đơn giá tiền công…).

Bước 3: Ước tính giá trị hao mòn thực tế của công trình xây dựng trên đất. Hao mòn của tài sản bao gồm: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

Bước 4: Ước tính giá trị thị trường của bất động sản theo công thức:

Giá trị thị trường của bất động sản = Giá trị thị trường của lô đất trống cộng (+) chi phí xây dựng mới công trình trên đất trừ (-) hao mòn

Những lưu ý khi áp dụng phương pháp chi phí

Lưu ý 1: Các loại chi phí xây dựng mới công trình có thể là chi phí tái tạo hoặc là chi phí thay thế.

  • Chi phí tái tạo: là chi phí hiện hành để xây dựng một công trình thay thế giống hệt với công trình đang được định giá, bao gồm cả những điểm đã lỗi thời của bất động sản cần định giá đó. Nghĩa là, công trình tái tạo là bản sao chính xác của công trình nguyên bản về nguyên vật liệu, thiết kế, cách trang trí và chất lượng tay nghề, kể cả việc thừa hưởng các sai lầm của thiết kế và tính không hiệu quả hoặc lỗi thời của nó.
  • Chi phí thay thế: là chi phí hiện hành của việc xây dựng một công trình có giá trị sử dụng tương đương với công  trình đang được định giá theo đúng những tiêu chuẩn, thiết kế và bố cục hiện hành, bao gồm:
    • Các nguyên vật liệu, các phương pháp và kỹ thuật hiện đại được sử dụng trong việc xây dựng công trình;
    • Tất cả các bộ phận có chức năng lỗi thời đều bị loại bỏ.

Thông thường chi phí thay thế cho giá trị thấp hơn chi phí tái tạo, vì không tính đến các bộ phận lỗi thời không cần thiết, mà được tính toán trên việc sử dụng vật liệu và kỹ thuật hiện đại. Việc sử dụng chi phí thay thế trong tính toán được coi là có tính thực tiễn cao, nên trong thực tế thường được sử dụng nhiều hơn so với chi phí tái tạo

Lưu ý 2: Các loại chi phí xây dựng mới công trình bao gồm:

-    Các chi phí trực tiếp:

  • Lao động làm thuê cho các chủ thầu chính và phụ;
  • Các nguyên vật liệu đã được sử dụng vào công trình từ lúc bắt đầu tới lúc kết thúc;
  • Thiết bị đi thuê hoặc sở hữu;
  • Dịch vụ điện tạm thời...

-    Các chi phí gián tiếp:

  • Các phí dịch vụ như kiến trúc, giám sát...
  • Lãi vay xây dựng;
  • Các chi phí cho công tác quản lý tài sản;
  • Các phí quản lý công trình;
  • Tiền thuê đất theo hợp đồng (nếu có);
  • Thuế bất động sản...

Lưu ý 3: Các phương pháp ước tính chi phí bao gồm:

  • Phương pháp thống kê chi tiết: Phương pháp này được sử dụng bởi các chuyên gia tính chi phí có kinh nghiệm, khi ước tính chi phí của công trình xây dựng có quy mô lớn, được hoàn thành phù hợp với các kế hoạch và chi tiết kỹ thuật xây dựng. Trong phương pháp này, việc ước tính chi phí chi tiết được làm cho mỗi yếu tố chi phí hoặc cho từng cấu phần của công trình.
  • Phương pháp khảo sát số lượng là phương pháp tính chi phí thông qua các chi phí xây dựng của tất các nhà thầu phụ. Phương pháp này tương đối đơn giản.
  • Phương pháp chi phí mỗi đơn vị xây dựng theo cấu thành: Theo phương pháp này, chi phí của mỗi đơn vị theo kết cấu xây dựng được nhà thầu chính hạng mục hoá và tập hợp từ tất cả các nhà thầu  phụ; chẳng hạn, chi phí bê tông được tính theo đơn vị m3, mái theo đơn vị m2
  • Phương pháp so sánh thị trường: Phương pháp này được sử dụng do yêu cầu đòi hỏi có kết quả nhanh. Theo phương pháp này, các chi phí đơn vị (theo m2 hoặc m3) của công trình xây dựng mới được ước tính bằng cách chia tổng số chi phí xây dựng của công trình tương tự hoàn thành mới đây cho khối lượng m2 hoặc m3 trong kết cấu đó. Tổng chi phí phí công trình mới sẽ bằng chi phí đơn vị nhân với khối lượng công việc

Lưu ý 4: Các loai hao mòn tài sản xây dựng trên đất bao gồm hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

  • Hao mòn hữu hình bao gồm các hao mòn do tình trạng vật lý của công trình xây dựng trên đất như: hỏng hóc hoặc xuống cấp của mái, hệ thống nước, tường, sàn, nội thất, điện...
  • Hao mòn vô hình là những hao mòn do lỗi thời, thiết kế không tiện dụng, cũ, thiếu các bộ phận chức năng...

Ưu, nhược điểm của phương pháp chi phí

Ưu điểm:

  • Là phương pháp định giá được sử dụng hữu hiệu khi định giá các tài sản ít mua bán trên thị trường hoặc thiếu cơ sở để dự báo thu nhập trong tương lai.
  • Phương pháp này tương đối đơn giản về mặt toán học, số liệu dùng để tính toán tương đối cập nhật

Nhược điểm:

  • Chi phí tạo ra tài sản không phải lúc nào cũng phù hợp hay bằng giá trị của tài sản. Chính vì thế, định giá dựa trên chi phí nhiều khi không phản ánh đúng giá trị thị trường. Ngoài ra, phương pháp chi phí còn chi phí của từng cấu phần, vì thế tổng của nhiều bộ phận của một tài sản nhiều khi càng tách rời giá trị toàn bộ tài sản.
  • Việc ước tính hao mòn tài sản nhiều khi phụ thuộc vào chủ quan của người định giá. Trên thực tế, chưa có một phương pháp cụ thể nào chính xác trong việc ước tính hao mòn.
  • Người định giá phải thông thạo kỹ thuật, đồng thời phải am hiểu về tài chính mới đủ kinh nghiệm để áp dụng phương pháp định giá này.

Nguồn: Tổng hợp

Để biết thêm chi tiết

Download hồ sơ năng lực tại đây

© Coppyright 2020 VVI - All right reserved
ĐẶT PHÒNG NHANH x
0.02793 sec| 2114.117 kb